Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
thứ tư, 02:46, 06/11/2024

Loạt bài "Định vị nông nghiệp Tây Nguyên trong chuỗi giá trị toàn cầu"

Nông nghiệp Tây Nguyên tiên phong kiến tạo

VOV.VN - Vững chãi giữa biến đổi khí hậu ở cấp độ quốc gia và trên phạm vi toàn cầu, nông nghiệp Tây Nguyên đạt những bước tiến đầy tự hào. Vùng đất của cây công nghiệp, cây ăn trái một lần nữa vừa vượt qua khốc liệt của nắng cháy, của mùa mưa kéo dài khác thường, liên tiếp tạo những kỷ lục về giá trị xuất khẩu, dẫn đầu cả nước ở nhiều khía cạnh.


Tây Nguyên cũng đang xây dựng nền nông nghiệp vừa phù hợp với các quy định quốc tế, vừa có giá trị riêng về hàm lượng văn hóa, xã hội, môi trường, để dành được chỗ đứng bền vững trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khi được tiếp sức thêm bằng cơ chế và nguồn lực phù hợp, nông nghiệp Tây Nguyên càng vươn lên mạnh mẽ, đóng góp thỏa đáng trong kỷ nguyên vươn mình của quốc gia.

Loạt bài “Định vị nông nghiệp Tây Nguyên trong chuỗi giá trị toàn cầu”, do phóng viên VOV Tây Nguyên thực hiện đề cập tầm vóc mới, chiến lược mới để Tây Nguyên trở thành một trong những trung tâm nông nghiệp quan trọng của thế giới.

Tiên phong kiến tạo

Vừa thu xong lứa sầu riêng bói được hơn 700 triệu đồng, ông Hoàng Mạnh Thoan, thôn Ea Ruế, xã Dliê Ya, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk lại chuẩn bị thu hoạch cà phê trên cùng một mảnh vườn. Ông Thoan nhẩm tính, với sản lượng dự kiến khoảng 16 tấn, giá cà phê đang tốt mình sẽ thu về khoảng 1,6 tỷ đồng.

Cộng cả tiền bán hồ tiêu trước đó, năm nay khu vườn rộng 3 ha cho thu nhập 3 tỷ đồng. Nhiều nông dân trong vùng đến giao lưu kinh nghiệm đều trầm trồ bởi cây nào trong vườn của ông Thoan cũng đạt hạng ưu về năng suất. Có cây cà phê cho đến nửa tạ quả, gấp đôi năng suất ở không ít vườn cà phê chuyên canh. Với giá hiện tại, những cây cà phê như vậy đem về cho gia chủ cả triệu đồng.

Ông Hoàng Mạnh Thoan chia sẻ, mình không có bí quyết riêng trong chăm sóc vườn cây xen canh tổng hợp mà chỉ thực hành các nội dung học hỏi được từ các lớp tập huấn do Hội Nông dân và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Ông Thoan tin rằng, mô hình canh tác đa tầng của mình và của cả Tây Nguyên hiện nay là rất ưu việt, vượt trội cả về sản lượng, giá trị nông sản và tính bền vững.

“Như mọi người thấy đấy, trồng xen thì cà phê vẫn cho trái bình thường. Mà sầu riêng cũng cho trái bình thường mà nó còn tương tác tốt lẫn nhau”- ông Thoan nói.

Nông nghiệp đa tầng canh tác, ban đầu là cách làm rẫy truyền thống ở các buôn làng Tây Nguyên, với hàng chục giống cây ăn trái chen chúc nhau, không cho nhiều giá trị kinh tế. Đầu những năm 2000, với sự vào cuộc của doanh nghiệp và áp dụng khoa học kỹ thuật, canh tác đa tầng trên nền cà phê được sáng tạo lại, với quy cách và quy trình kỹ thuật cụ thể. Bà con dân tộc Ê Đê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tham gia vào quy trình này, bây giờ đều trở thành chủ nhân của những vườn sầu riêng xen cà phê tiền tỷ, xây được biệt thự, sắm được xe hơi.

Nông dân ở nhiều buôn làng trên khắp Tây Nguyên học theo canh tác đa tầng, cũng rất thành công và có thu nhập vượt trội. Riêng Y Pốt Niê Henri, chàng trai Ê Đê sáng lập Công ty cổ phần Ede Cafe, tỉnh Đắk Lắk, chẳng những thành công với sản phẩm “cà phê hòa tan vị sầu riêng” rất được thị trường ưa chuộng mà những vườn vườn cà phê xen sầu riêng, hồ tiêu của gia đình và các vườn liên kết, cũng đến lúc bội thu. “Mỗi cây sầu riêng như ở đây là đều chục triệu trở lên đấy.

Mà một ha cà phê có thể xen canh 100 cây sầu riêng. Còn bên cạnh đây là cà phê, tháng 11 này là hái. Một số cây trái đã chín rồi. Cái cây nhỏ thôi mà quả rất là sai luôn, mà giá cà phê bây giờ thì rất là cao nữa”- Y Pốt phấn chấn.

Vững vàng ngôi vị số 1

Lấy cây cà phê là trung tâm, hệ canh tác đa tầng của Tây Nguyên đang quy tụ hầu hết các cây trồng thế mạnh của khu vực. Hồ tiêu xen cà phê giúp nâng gấp đôi giá trị kinh tế. Sầu riêng che bóng cho cà phê, giúp thu nhập của nông dân tăng gấp 5 gấp 10 lần. Với quỹ đất nông nghiệp gần như không thay đổi, Tây Nguyên nhanh chóng trở thành vùng sản xuất sầu riêng lớn nhất Việt Nam, giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt gần 1,3 tỷ USD. Đồng thời, vẫn giữ được vị thế là thủ phủ cà phê và hồ tiêu, cung cấp gần 65% sản lượng hồ tiêu và 94% sản lượng cà phê cả nước, đem về khoảng 6 tỷ USD chỉ trong 9 tháng của năm 2024.

Theo TS. Manuel Diaz, Chuyên gia cao cấp của Tổ chức Cà phê đặc sản thế giới (SCA), việc Tây Nguyên thành công với canh tác nông nghiệp đa tầng, không chỉ là vấn đề kinh tế hay cạnh tranh mà còn là phát huy vị thế và sự chủ động của các nông hộ.

“Đó là đã tạo các giá trị ngoài cà phê trong vùng cà phê, để nông dân có thêm thu nhập trong suốt vòng đời của cà phê. Việt Nam đã xác định ra các loại cây trồng, cây ăn trái hỗ trợ cho sinh kế của nông dân. Các nông dân, nông hộ nhỏ, họ có thể tập hợp lại, có những đổi mới sáng tạo, có tiếng nói hơn, có chiến lược để đem lại lợi nhuận”- TS. Manuel Diaz đánh giá.

Không chỉ tiên phong trong đa dạng hóa giá trị kinh tế, xã hội môi trường trong vùng sản xuất cà phê, Tây Nguyên còn có bước tiến lớn trong thực thi các chuẩn mực quốc tế về chất lượng, minh bạch và phát triển bền vững. Khoảng 200.000 ha cà phê ở khu vực đã được cấp các chứng nhận quốc tế; hơn 600 vùng trồng, với hàng chục nghìn ha cây trồng các loại đã được cấp mã số phục vụ xuất khẩu. Phần còn lại của nông nghiệp Tây Nguyên, được “bao phủ” bằng các dự án quản lý cảnh quan bền vững và dự án thích ứng biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, Tây Nguyên là nơi đầu tiên trên thế giới có những vùng sản xuất cà phê rộng lớn được chứng nhận đã đáp ứng các quy định chống mất rừng của Châu Âu- (EUDR); là nơi đầu tiên trong cả nước triển khai nông nghiệp giảm phát thải và mua bán tín chỉ carbon nông nghiệp.

Hướng theo chuỗi giá trị toàn cầu

TS. Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khẳn định, trên những nền tảng đã và đang được kiến tạo, nông nghiệp Tây Nguyên sẽ tiếp tục tiến mạnh, hướng tới trở thành một trong những trung tâm của nông nghiệp toàn cầu.

“Khi thực hiện chuỗi giá trị nông sản nông toàn cầu thì cách làm sẽ khác. Đó là ngay từ xuống giống, ngay từ nguồn nguyên liệu có được truy xuất nguồn gốc, đến thu hoạch, dự báo thị trường và có khách hàng ngay ở thị trường quốc tế. Và điều thuận lợi là các doanh nghiệp Lâm Đồng liên kết với nông dân rất tốt. Liên kết không chỉ là 1-2 năm gần đây mà đã trên 20 năm. Do đó, Lâm Đồng là đủ khả năng và rất thuận lợi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu” - ông Phạm S tự tin.

9 tháng năm 2024, giá trị xuất khẩu của nông sản Tây Nguyên đạt hơn 7 tỷ USD, đóng góp khoảng 26% vào kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản cả nước. Đây là mốc son trong lịch sử phát triển, khẳng định vị thế ngày càng cao của nông nghiệp Tây Nguyên. Trong định hướng phát triển mới, Tây Nguyên sẽ ít mở rộng diện tích mà hướng mạnh hơn tới phát triển bền vững, nhưng dư địa để tăng sản lượng, giá trị và vị thế nông sản của khu vực còn rất lớn.

Tận dụng triệt để công cụ mới là các nền tảng số, những mô hình nông nghiệp đa tầng hướng hữu cơ đang được nhân rộng rất nhanh, thế mạnh cà phê, sầu riêng, hồ tiêu, ca cao, mắc ca của Tây Nguyên đang được tối ưu hóa. Với các hiệp định quốc tế mới và cộng đồng số tương tác mạnh mẽ, nông nghiệp Tây Nguyên có sự hợp tác sâu rộng, vị thế là một trong những trung tâm nông nghiệp toàn cầu đang rõ dần ở vùng đất này.

Trở thành một trong những trung tâm nông nghiệp toàn cầu trong bối cảnh thế giới chịu nhiều tổn thương bởi biến đổi khí hậu, đang là cơ hội đặt ra trước mắt đối với khu vực. Với nhiều loại nông sản có giá trị cao, sản lượng lớn, chất lượng hàng đầu, Tây Nguyên có đủ nền tảng tốt để vươn tới mục tiêu. Động lực lớn còn được tạo ra khi chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ; cả nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp ở Tây Nguyên cùng tích cực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng cường hợp tác, biến triển vọng thành hiện thực.

 

Nông nghiệp Tây Nguyên rạo rực trên những con tàu số hóa

VOV.VN - Sau hội nghị “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông tổ chức ngày 14/5/2024, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh Tây Nguyên phối hợp các doanh nghiệp công nghệ thông tin, đang đẩy nhanh thu thập và số hóa các dữ liệu nông nghiệp, nhằm có thể triển khai toàn diện hơn nữa.

Nông nghiệp Tây Nguyên tiên phong kiến tạo

VOV.VN - Vững chãi giữa biến đổi khí hậu ở cấp độ quốc gia và trên phạm vi toàn cầu, nông nghiệp Tây Nguyên đạt những bước tiến đầy tự hào. Vùng đất của cây công nghiệp, cây ăn trái một lần nữa vừa vượt qua khốc liệt của nắng cháy, của mùa mưa kéo dài khác thường, liên tiếp tạo những kỷ lục về giá trị xuất khẩu, dẫn đầu cả nước ở nhiều khía cạnh.

 

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng

Tin liên quan
Nông nghiệp Tây Nguyên - dấu ấn “tỷ đô” và giá trị của liên kết

Nông nghiệp Tây Nguyên - dấu ấn “tỷ đô” và giá trị của liên kết

VOV.VN - Năm 2021, các tỉnh Tây Nguyên dồn toàn lực để vừa chống dịch Covid-19 vừa duy trì phát triển kinh tế. Khó khăn là chưa có tiền lệ, nhưng sự phối hợp của các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân cũng trở nên chặt chẽ và nhịp nhàng, giúp các tỉnh hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu.

Cần cơ chế để Tây Nguyên phát triển thành vùng sản xuất nông nghiệp hiện đại

Cần cơ chế để Tây Nguyên phát triển thành vùng sản xuất nông nghiệp hiện đại

VOV.VN - Nhằm tạo ra diễn đàn để các doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng mối liên kết chặt chẽ và bền vững nhằm thúc đẩy nông nghiệp Tây Nguyên phát triển theo hướng hiện đại, sáng nay (30/10) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên.

Nông nghiệp là bức tranh sáng của 3 tỉnh Tây Nguyên trong phát triển kinh tế

Nông nghiệp là bức tranh sáng của 3 tỉnh Tây Nguyên trong phát triển kinh tế

VOV.VN - Sáng 9/10, thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chủ trì đã có buổi làm việc trực tuyến với 3 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn theo Quyết định số 435 ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc nhiều